Chắc chắn rằng, tối ưu SEO là 1 việc không thể thiếu đối với các Blogger coi SEO như là phương tiện chính để phát triển. Không giống với WordPress khi việc tối ưu SEO được sự giúp đỡ rất nhiều từ các plugin, thì tối ưu SEO cho Blogspot hoàn toàn dựa vào bạn.
Tối ưu Search Preferences
Việc đầu tiên và cũng là việc đơn giản nhất đó chính là chỉnh sửa Search Preferences trong menu Setting của Blogspot. Đây là mục mà Blogspot cung cấp sẵn cho bạn nhằm giúp những người mới làm blog có thể tối ưu trang web sao cho thân thiện với các bộ máy tìm kiếm.
Meta tags: Ở mục Meta Tags, các bạn thêm Description – Mô tả cho trang web. Mặc định thì nếu bạn chưa thêm Description cho trang web ở đây thì mục Mô tả khi post bài cũng sẽ được ẩn đi. Vì vậy mặc dù bạn có thể thêm Description trực tiếp vào Template nhưng việc này là hoàn toàn cần thiết.
Errors and redirections:
- Custom Page Not Found: Khi độc giả truy cập vào 1 đường link sai hoặc không tồn tại thì sẽ hiện lên thông báo 404, tuy nhiên để việc điều hướng visit được tốt thì bạn nên thêm Page Not Found của riêng bạn. Nếu Template của bạn đã có 404 Page sẵn rồi thì bạn có thể bỏ qua công đoạn này, để kiểm tra xem Template của bạn đã có chưa, bạn có thể đánh bừa 1 đường link đến blog của bạn. Nếu đã có, bạn có thể chỉnh sửa trực tiếp trong Template.
- Custom Redirects: Đây là mục khi bạn muốn trỏ 1 đường link trên blog của mình đến 1 đường link khác cũng nằm trên trang của bạn. Để thêm Redirect, bạn nhấn vào New Redirect.
Crawlers and indexing:
Đây là danh mục giúp bạn tối ưu blog thân thiện hơn với Search Engine.
Custom robots.txt: Việc chỉnh sửa file robot.txt giúp bạn thông báo cho bot của bộ máy tìm kiếm sẽ index trang nào và trang nào mà bạn không muốn index. Bạn thêm code sau vào robot.txt:
User-agent: Mediapartners-Google
Disallow:User-agent: *
Disallow: /search?updated-min=
Disallow: /search?updated-max=
Disallow: /search/label/*?updated-min=
Disallow: /search/label/*?updated-max=
Allow: /Sitemap: http://www.domain.com/feeds/posts/default?orderby=updated
Code trên có thể giúp bạn chặn index Search và Archive, nguyên nhân chính khiến cho blog bị Search Engine gán cho mác ‘Duplicate Content’.
Custom robots header tags: Danh mục này giúp làm đẹp hơn kết quả tìm kiếm trên SE, bạn có thể điều chỉnh theo ý của bạn hoặc làm giống như hình dưới:
Ở hình trên, việc cài đặt Custom robots header tags giúp cho bạn không cho Google lấy kết quả tìm kiếm từ các danh bạ web cho blog của bạn bằng việc đánh dấu vào Noodp. Bên cạnh đó bạn cũng chặn không cho Google index Search và Archive Page, giống với việc cài đặt file robot.txt như bên trên.
Tối ưu SEO cho Template
Việc tối ưu như bên trên có thể nói là đã thành công tới 70% rồi. Tuy nhiên, Blogspot coi những chỉnh sửa trong Template lớn hơn những chỉnh sửa trong Search Preferences. Bằng chứng là nếu 2 Description trong Template và Search Preferences khác nhau thì Blogspot sẽ lấy trong Template. Hơn nữa việc điều chỉnh Mô tả trong Template có thể giúp bạn viết được nhiều hơn.
Các bạn có thể chỉnh sửa bằng cách vào Template -> Edit HTML và tìm đến thẻ <Head>, xóa tất cả các code từ sau thẻ<head> cho đến trước thẻ <b:skin>. Bây giờ sẽ chia ra làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu bạn quan tâm đến các trang Archive, Label.. và dự định SEO cho chúng, thì bạn thêm đoạn code sau vào sau thẻ <head>:
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
| < b:include data = 'blog' name = 'all-head-content' /> < b:if cond = 'data:blog.url == data:blog.homepageUrl' > < title > < data:blog.title /> </ title > < meta content = 'Mô tả cho trang chủ' name = 'description' /> < meta content = 'Từ khóa cho trang chủ' name = 'keywords' /> </ b:if > < b:if cond = 'data:blog.url != data:blog.homepageUrl' > < title > < data:blog.pageName /> | < data:blog.title /> </ title > < meta content = 'index,follow' name = 'robots' /> </ b:if > < meta content = 'width=device-width,initial-scale=1.0,minimum-scale=1.0,maximum-scale=1.0' name = 'viewport' /> |
Trường hợp 2: Bạn không quan tâm đến các trang Archive, Label.. và không có ý định SEO cho chúng, bạn thêm đoạn code sau phía sau thẻ <head>:
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
| < b:include data = 'blog' name = 'all-head-content' /> < title > < b:if cond = 'data:blog.pageType == "index"' > < data:blog.pageTitle /> < b:else /> < b:if cond = 'data:blog.pageType != "error_page"' > < data:blog.pageName /> | < data:blog.title /> < b:else /> Page Not Found | < data:blog.title /> </ b:if > </ b:if > </ title > < b:if cond = 'data:blog.pageType == "archive"' > < meta content = 'noindex,noarchive' name = 'robots' /> </ b:if > < meta content = 'width=device-width, initial-scale=1, maximum-scale=1' name = 'viewport' /> |
Ở đoạn code thứ nhất, bạn thay Mô tả cho trang chủ và Từ cho trang chủ bằng Mô tả và Từ khóa blog của bạn, Mô tả của bạn nên ngắn gọn, từ 120 đến 160 ký tự, không nên spam từ khóa vào Description, các từ khóa ngăn cách nhau bởi dấu phẩy.
Xong, ấn Save Template để lưu lại những gì bạn vừa chỉnh sửa.
Tối ưu SEO khi viết bài
Với 2 bước bên trên thì bạn đã hoàn thành việc tối ưu SEO cho blog, tuy nhiên việc post bài thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm là rất quan trọng. Một số lưu ý sau đây có thể giúp bạn làm được điều đó:
Heading Tags
Thẻ Heading là rất quan trọng, nó giúp Search Engine nhận ra trọng tâm SEO mà bạn đang hướng tới. Một trang chỉ nên có 1 thẻ H1, đó nên là tiêu đề của blog. Thẻ H2 có thể có nhiều hơn, bạn có thể gán thẻ này cho tiêu đề của bài viết. Thẻ H3 bạn có thể đặt cho các danh mục trong bài viết. Tương tự với các thẻ còn lại từ H4 đến H6. Để thêm thẻ Heading, bạn bôi đen từ khóa và chọn như khung bên dưới, trong đó Heading là thẻ H2, Subheading là thẻ H3, Minor Heading là thẻ H4, những thẻ khác bạn có thể chèn trực tiếp qua HTML bằng câu lệnh: <h2>Nội dung</h2>
Alt và Title của ảnh
Alt Tag giống như là Anchor Text cho link vậy (nếu hình ảnh của bạn có sở hữu liên kết), Title là dòng chữ hiện lên khi bạn rê chuột vào hình ảnh. Việc thêm 2 thẻ này là rất quan trọng nếu như bạn chú ý đến SEO Hình ảnh. Để thêm 2 Tag này vào hình ảnh, bạn dùng chuột trái click vào hình ảnh, khi xuất hiện menu trên hoặc dưới hình ảnh, bạn chọn Properties, sau đó thêm thủ công trong khung mới hiện lên.
Label
Label trong Blogspot sở hữu cả 2 đặc điểm của Tag và Category trong WordPress. Thêm Label giúp bạn phân loại bài viết, điều hướng visit thông qua Related Post gadget. Click vào Label và thêm 1 hoặc nhiều nhãn.
Description
Tab Description sẽ bị ẩn đi nếu như bạn không thêm Description trong Search Preferences, nếu không có bạn có thể thêm như bên trên. Description trong bài viết của bạn nên từ 120-160 ký tự và đừng quên, đừng spam từ khóa!! Nếu Description không được thêm, Google sẽ tự động hiển thị Description theo từ khóa mà người dùng search.
Location
Với nhiều SEOer quan tâm đến SEO địa điểm thì việc thêm Location là 1 thứ khá là quan trọng, việc hiển thị trên Google sẽ đẹp hơn khá nhiều. Tuy nhiên nếu bạn không quan tâm đến SEO địa điểm thì chẳng việc gì để ý đến cái này cả.
Xong, mình nghĩ đã hết những lưu ý cho SEO bài viết blogspot rồi
Lời kết
Blogspot được bán lại cho Google từ năm 2003 và từ đó đến nay Blogspot luôn là một dịch vụ webblog được các Blogger quan tâm. Có một số ý kiến cho rằng chỉ nên sử dụng nó cho site vệ tinh. Mình thì mình nghĩ rằng không phải ai cũng có khả năng để chi tiền cho host, tên miền,… và nhất là khi blog của bạn có nhiều lượng truy cập mà số vốn của bạn lại không lớn thì Blogspot luôn là 1 thứ bạn nên lưu ý hàng đầu
Mình mong rằng bài viết dài nhất từ trước đến nay này của mình có thể giúp bạn dễ dàng tối ưu SEO cho Blogspot
Nguồn : ThachPham
Nguồn : ThachPham
0 nhận xét :